CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH VILA

6 loại quần áo “không đội trời chung” với máy giặt nhà bạn

Máy giặt giúp cho bà nội trợ hiện đại tiết kiệm được quỹ thời gian eo hẹp của mình. Tuy nhiên việc phân loại sai khi giặt quần áo, sẽ làm cho chất lượng quần áo bị ảnh hưởng, thậm chí là rách hỏng, đôi khi chính chiếc máy giặt lại là nạn nhân cho sự vô ý không đáng có này.

Tìm hiểu thêm: Máy giặt có phải vệ sinh không?

6 loại quần áo “không đội trời chung” với máy giặt

phan-loai-quan-ao-truoc-luc-giat-may
Nên giặt tay với đồ lanh, lụa, áo lót có gọng…
  1. Quần áo làm từ lụa

Như bạn đã biết lụa là một loại vải xếp vào hàng “cực kì khó tính”: không chịu được nhiệt độ cao, không chịu được lực vò mạnh nên rất dễ bị nhăn nhàu, phai màu thậm chị là cháy xém. Khi tốc độ quay của máy giặt lên tới vài trăm vòng mỗi phút chắc chắn sẽ làm cho bộ đồ lụa của bạn nhăn nhúm co rút. Trong trường hợp này dù bạn có ra sức là ủi cũng không thể cứu vãn được.

Đối với vải lụa tốt nhất là bạn nên giặt chúng bằng tay một cách nhẹ nhàng trong nước đá lạnh. Để đảm bảo cho bộ đồ luôn cứng, tránh phai màu. Giặt xong không vắt mà chỉ cần dùng móc treo lên phơi ở nơi thoáng mát, nắng nhẹ.

  1. Quần áo len

Cũng như lụa, len cũng rất “kị” với nhiệt độ cao. Bởi vậy khi giặt quần áo chất liệu này nước nên ở mức độ thường: không nóng cũng không quá lạnh (quá nóng, quá lạnh sẽ làm cho sợi len co rút vào) tránh mất đi dáng áo quần. Thêm nữa len rất dễ bị sờn, bai dão khi gặp phải lực ma sát trong quá trình giặt máy.

Tuy nhiên len vẫn có thể giặt máy nếu chất liệu len cho phép. Bạn hãy cho đồ len vào túi chuyên dụng và giặt chúng trong mức nhiệt nước thấp, phơi ngang áo trên sào sau khi giặt.

  1. Quần áo lanh

Lanh là chất liệu rất dễ nhăn, tuy có dai hơn đôi chút nhưng quả thực khi giặt máy lanh cũng có nguy cơ bị rách rất cao nếu như tốc độ quay của máy quá mạnh, lực giằng co của các loại quần áo khác quá lớn. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên giặt tay và phơi theo cách thức giống như lục cho an toàn.

  1. Vải quần áo umi

Umi khá dai, tuy nhiên chính sự co giãn tốt của loại vải này lại chính là nhược điểm lớn nhất của nó khi giặt máy. Hãy sử dụng túi hoặc lồng giặt quần áo chuyên dụng để bảo đảm bộ đồ của bạn sạch sẽ và giữ được dáng khi giặt.

  1. Giặt quần áo Cotton siêu mỏng

Được cho là loại vải “cứng” nhất nhưng có một số loại thun mềm lại chẳng khác gì lanh, chúng rất dễ bị nhàu nát ngay từ lần giặt đầu tiên. Tốt nhất hãy giặt riêng chúng bằng tay.

  1. Aó lót có gọng

Đây chính là kẻ thù số 1 của máy giặt. Vì chính những chiếc gọng sắt ở bên trong viền áo lót chính là vũ khí “giết chết” lồng giặt nói riêng và máy giặt nói chung. Khi giặt, tốc độ quay nhanh, quay mạnh, quay nhiều vòng khiến cho gọng sắt nhô ra chạm vào lồng giặt gây kẹt, gây đì, hoặc dừng ngay máy giặt lại. Tệ hại hơn là cháy máy giặt rất nguy hiểm.

Cách khắc phục khá đơn giản: cho áo lót vào trong lồng giặt chuyên dụng khi giặt máy hoặc giặt tay.

Xem thêm: Tổng hợp mã lỗi máy giặt LG và cách khắc phục

Cách khắc phục chung

luu-y-quan-ao-khi-giat-may
Phân loại màu áo tránh bị phai màu giữa quần áo với nhau

6 loại quần áo nêu trên chỉ mang tính chất tiêu biểu, còn rất nhiều loại quần áo nữa mà ta không thể kể hết. Tóm lại để bảo đảm cho quần áo cũng như máy giặt được “an toàn” trong quá trình giặt giũ ta cần phải lưu ý những điều sau đây:

– Phân loại quần áo trước khi giặt: giặt áo màu đi với áo màu, áo trắng đi với áo trắng. Không giặt áo phai màu chung với các loại áo còn lại.

– Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng (trong đó có cả cách hướng dẫn giặt loại quần áo) và thực hiện cho đúng.

– Sử dụng lồng giặt, túi giặt chuyên dụng cho từng loại.

– Giặt riêng đồ cứng như quần áo jean.

 

Chỉ cần một chút cẩn thận, một chút tỉ mỉ, chu đáo trong việc giặt quần áo bạn đã có thể bảo vệ được trang phục cũng như máy giặt của mình khỏi nguy cơ hỏng hóc một cách tốt nhất.

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Bài viết mới
Get The Latest Updates

Subscribe To Our Weekly Newsletter

No spam, notifications only about new products, updates.
Call Now Button